Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh Sán Chó

Hiện nay, tình trạng cún cưng bị nhiễm ký sinh trùng cụ thể là giun sán rất phổ biến. Bệnh nhiễm sán chó cần được điều trị kịp thời nếu không thì đây chính là nguyên nhân vì sao cún biếng ăn, bỏ ăn và ốm. Vì vậy mỗi người chủ khi nuôi thú cưng đều phải trang bị cho bản thân mình kiến thức về cách phòng chống và xử lý loại ký sinh nguy hiểm này.

Mời bạn cùng Dịch vụ chăm sóc thú cưng PET Service HCM tại nhà tìm hiểu về bệnh sán chó qua bài viết dưới đây.

VÒNG ĐỜI CỦA SÁN CHÓ VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH SÁN CHÓ

Sán chó là một căn bệnh nguy hiểm ở cún có thể lây sang ngườiPET Service HCM tại nhà

Sán chó có vòng đời ngắn và lặp lại nhiều lần. Dưới đây là một số kiến thức về vòng đời và dấu hiệu của bệnh sán chó trên thú cưng.

Sán chó là một căn bệnh nguy hiểm ở cún có thể lây sang người

Chủ nuôi cần có sự quan tâm nhất định đối với những chú cún trong khi đi dạo. Cần xem xét kĩ các dấu hiệu nhỏ nhất được thú cưng biểu lộ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Vòng đời của sán chó

Sán chó đẻ trứng trong bụng của chú cún. Trứng sán theo phân đi ra ngoài. Nếu cún vô tình tiếp xúc với phân có dính sán sẽ bị nhiễm bệnh. Khi trứng nở ra sán được hình thành, chúng sẽ tiếp tục quãng đời ký sinh trong ruột  vật chủ trung gian chuột, gián, ốc sên,… 

Cần tránh cho cún ăn uống bậy để tránh lây nhiễm sán cún

Nếu cún ăn phải những động vật mang sán này, cún sẽ bị nhiễm sán. Vì vậy, bạn cần chú ý mỗi khi đi dạo với cún, xem chúng có ăn, cắn thứ gì lạ không.

Cần tránh cho cún ăn uống bậy để tránh lây nhiễm sán cúnPET Service HCM

Dấu hiệu của bệnh sán chó

  • Dấu hiệu đầu tiên là kém ăn, chán ăn: Bình thường cún có thể ăn nhiều hoặc ăn ở một ngưỡng nhất định nào đó. Tuy nhiên sau khi bị nhiễm sán cún cưng sẽ lười ăn, bỏ ăn dù đồ ăn có thơm ngon đến mức nào. Tình trạng này rất ảnh hưởng tới sức khỏe của chú cún và cân nặng sẽ giảm đi rõ rệt.
  • Nôn mửa: Chú chó khi bị nhiễm sán sẽ ăn ít hơn nhưng vẫn có hiện tượng nôn mửa. Nước bọt chảy nhiều khi nôn và thường không kiểm soát được. Trong dịch nôn có những đốm trắng giống hạt gạo hoặc sợi dài trắng lẫn máu. Đó chính là những nang trứng giun sán hay là sán trưởng thành do không thích nghi được trong cơ thể nên bị đẩy ra ngoài. 
  • Tiêu chảy: Đối với cún con, chúng rất dễ bị tiêu chảy trong một thời gian dài, tình trạng này cún không thể kiểm soát được.Trong phân của cún bị nhiễm sán đôi khi có lẫn một chút máu tươi.
Xem xét các dấu hiệu của bệnh sán cún và đưa thú cưng đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt

  • Thay đổi về trạng thái tâm lý: Cún cưng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích động hơn bởi những tác động bên ngoài. 
  • Ho nhiều:  Khi một chú chó bị nhiễm sán, chúng có thể bị ho nhiều hơn. Điều này nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng đó hoàn toàn là sự thật vì khi sán tấn công vào cơ thể con vật, nó sẽ đi theo dòng máu đến phổi gây ra hiện tượng ho nhiều.
  • Thay đổi kích thước, màu sắc các cơ quan: Bụng, lưng và phần thân giữa phình lên bất thường. Màu lông thay đổi. Da cún dễ bị kích thích và nổi đỏ.

CÁCH TRỊ BỆNH SÁN CHÓ VÀ PHÒNG TRÁNH NHIỄM SÁN CHÓ

Xem xét các dấu hiệu của bệnh sán cún và đưa thú cưng đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốtPET Service HCM

Cách điều trị bệnh sán chó

Để điều trị căn bệnh này, cách đơn giản nhất là đưa chúng tới trung tâm y tế để điều trị ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về bệnh của cún và kê đơn thuốc. Sau đó, bạn mua thuốc và cho cún uống theo chỉ định của bác sĩ.

Nên đưa thú cưng đến các trung tâm thú y uy tín để có thể được điều trị đúng cách và dứt điểm

Nếu không thể đưa cún đi bác sĩ mà bạn đã xác định được bệnh của cún. Bạn có thể tham khảo trên mạng một số loại thuốc xổ giun đáng tin và sử dụng theo liều lượng được khuyến cáo.

Phòng tránh nhiễm sán chó

Bệnh sán chó còn có thể lây lan sang con ngườiPET Service HCM

Nếu bạn hỏi chúng tôi là : “Bệnh sán cún có nguy hiểm không?” Thì Siêu Pet xin thưa là “Có! Bệnh này cực kỳ nguy hiểm vì sán làm cún không hấp thu được các chất dinh dưỡng, kém ăn.” Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cún.

Bệnh sán chó còn có thể lây lan sang con người

Bạn cần phải đưa những chú cún cưng đi khám thường xuyên để góp phần phát hiện cún có bị nhiễm giun, sán hay không. Mỗi năm, bạn nên lấy mẫu phân cún đi xét nghiệm một lần. Đối với những chú cún hoạt động ngoài trời thường xuyên và hay đi ăn linh tinh bên ngoài thì bạn nên xét nghiệm phân cho chúng mỗi tuần một lần.

Ngoài ra, bạn có thể cho cún cưng uống thuốc tẩy giun định kì để phòng bệnh. Thuốc này thường được dùng cho cún từ 8 tuần tuổi trở lên. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc cho cún của bạn. 

 Cần xét nghiệm sán cún mỗi năm một lần

Loại bỏ bọ chét cho cún và dọn dẹp khu vực sân chơi của cún cưng sạch sẽ. Cẩn thận không để cún tiếp xúc với chất thải của những bé cún khác. 

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH SÁN CHÓ Ở NGƯỜI

Phác đồ điều trị sán chó

Hiện nay, chưa có phác đồ cụ thể cho việc điều trị sán chó ở người.

Nếu nghi ngờ mình nhiễm sán chó, thì bạn nên lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Bệnh sán chó có thể lây cho con người qua việc ăn uống tươi sống

Loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị sán chó là Albendazole. Tùy theo thời điểm mắc giun sán mà sẽ dùng liều lượng Albendazole thích hợp. Loại thuốc này dễ kiếm và dễ sử dụng nên hay được dùng để điều trị sán chó cho người. Ngoài ra, các thuốc có đuôi “dazole” đa số đều có khả năng điều trị các bệnh do giun sán gây ra.

Phòng tránh sán chó ở người

Sán chó có lây từ người sang người không? Câu trả lời là: Không!. Vì sán  không thể phát triển tới trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người. Tuy nhiên, trứng sán có thể dính trên những đồ ăn sống. Con người khi ăn đồ này đã vô tình đưa trứng sán vào cơ thể. Sán sẽ phát triển và làm tổn thương mô bào.

Cần chú ý vệ sinh chỗ cún hoạt động mỗi ngày và ăn chín uống sôi để tránh sán cún

Để phòng tránh bệnh này, chúng ta cần thực hiện ăn chín uống sôi. Vệ sinh sạch sẽ nơi cún nằm hàng tuần. Bạn cần cố gắng sát khuẩn những nơi này nhiều nhất có thể. Không chạm trực tiếp vào phân cún. Sau khi chạm vào cún cần rửa tay sạch sẽ.

Hãy liên hệ ngay cho PET Service HCM – Dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà.

Hotline 24/7: 0898 520 760

Address: 73 Đường số 49, Phường Bình Thuận, Quận 7

Facebook: https://www.facebook.com/petservicehcm/

Để thú cưng của bạn được chỉnh chu nhất.

Những dịch vụ mà PET Service HCM đáp ứng: Dịch vụ Grooming tại Spa, Dịch vụ thú Y tại nhàDịch vụ cắt tỉa lông tại nhàDịch vụ tắm thú cưng tại nhàDịch vụ dắt chó đi dạoPET SERVICE HCM CAM KẾT

– ĐEM LẠI DỊCH VỤ TỐT NHẤT VỚI GIÁ RẺ NHẤT
– HOTLINE PHỤC VỤ 24/7
– NHÂN VIÊN ĐẾN TẠI NHÀ
– KHU VỰC HOẠT ĐỘNG KHẮP TP.HCM: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Quận 7,…

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest