Trong úa trình chăm sóc thú cưng, các con sen cần lưu ý các bệnh lây từ chó mèo sang người hay gặp để bảo vệ cho người trong nhà cũng như thú cưng. Vậy có những bệnh nào, hãy cùng PET SERVICE tìm hiểu sau đây nhé!
1. Nấm Mircrosporum canis
Đặc điểm
Nấm đồng tiền (hay còn gọi là hắc lào) do một loại vi nấm tác động lên da. Tổn thương ở vật nuôi thường không gây ngứa điển hình, có hình dạng tròn và có thể lan tỏa.
Ở người, tổn thương thường gây ngứa điển hình, nổi mẩn đỏ ở một vùng có giới hạn rõ, dạng đồng tiền với rìa nổi lên và có thể tạo lớp vẩy.
Động vật chứa nguồn vi nấm gây bệnh quan trọng nhất là mèo (đặc biệt là mèo con), nhưng chó, các loài gặm nhấm và gia súc khác cũng có thể là vật chứa nguồn bệnh.
Sự lây truyền sang người xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh hoặc gián tiếp bằng cách tiếp xúc với bào tử trên lông hoặc vảy bì từ động vật nhiễm bệnh vào môi trường.
Những người có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là những người hay ôm ấp mèo nhiễm bệnh (đặc biệt là trẻ em và người già).
Mircrosporum canis có thể không gây triệu chứng ở động vật mang trùng. Những động vật này (đặc biệt là mèo lông dài) không có biểu hiện các tổn thương, những vẫn bài thải các bào tử gây nhiễm vào môi trường, có thể lây nhiễm cho người và các động vật khác (điều này làm cho kiểm soát bệnh khó khăn)
Cách phòng ngừa lây nhiễm:
- Không ôm ấp vật nuôi bị nhiễm bệnh
- Rửa tay kĩ với chất khử trùng thích hợp
- Hút bụi thường xuyên để loại bỏ các bào tử vấy nhiễm môi trường
- Tẩy trùng các bề mặt cứng
- Mang thú cưng của bạn tới điều trị tại phòng mạch thú y
- Đến trung tâm y tế để điều trị người bị lây nhiễm
2. Bệnh ghẻ (Sarcoptes app)
Bệnh ghẻ (scabies) do cái ghẻ tác động lên da của chó và mèo.
Động vật và người nhiễm ghẻ bị ngứa liên tục. Các sị ứng xẩy ra do phản ứng tăng mẫn cảm đối với nước bọt và các chất tiết của cái ghẻ.
Sự lây truyền xẩy ra do tiếp xúc với con vật bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể do tiếp xúc với môi trường bị vấy nhiễm.
Cách phòng ngừa:
- Không ôm ấp vật nuôi bị nhiễm bệnh
- Rửa tay kĩ với chất khử trùng thích hợp
- Hút bụi thường xuyên để loại bỏ các bào tử vấy nhiễm môi trường
- Tẩy trùng các bề mặt cứng
- Mang thú cưng của bạn tới điều trị tại phòng mạch thú y
- Đến trung tâm y tế để điều trị người bị lây nhiễm
3. Giun móc – bệnh lây từ chó mèo
Chó và mèo bị nhiễm giun móc có thể không có biểu hiện triệu chứng hoặc bị tiêu chảy, giảm thể trọng và biếng ăn
Nguồn nhiễm bệnh cho người thường là đất vấy nhiễm phân của chó và mèo nhiễm bệnh. Trứng giun móc được bài thải qua phân và phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm nằm trong đất. Người thường bị nhiễm ấu trùng khi làm vườn không đeo bao tay hoặc trẻ em chơi ở các hố cát trong vườn.
Ở người, ấu trùng giun móc xâm nhập vào vùng da bị phơi nhiễm và bệnh tích xuất hiện như những đường rãnh ở dưới da do sự di hành của ấu trùng.
Cách phòng:
- Định kì tẩy giun sán cho chó, mèo
- Đeo bao tay khi làm vườn
- Che đậy các hố cát trong vườn
- Không để cho chó, mèo liếm
- Rửa tay sau khi ôm chó, mèo, đặc biệt là trước khi ăn
4. PET SERVICE – Thông tin liên hệ
Hãy liên hệ ngay với Pet Service qua thông tin bên dưới để được cung cấp nhiều hơn về cách chăm sóc sức khỏe thú cưng nhé!
Hotline 24/7: 0898 520 760
Facebook: Pet Service – Dịch vụ thú cưng tại nhà
Địa chỉ: 217 Lâm Văn Bền, Bình Thuận, Quận 7
TRỌN VẸN TRẢI NGHIỆM
Những dịch vụ mà Pet Service đáp ứng: Grooming tại spa, Cắt tỉa lông tại nhà, Tắm thú cưng tại nhà, Khách sạn thú cưng….
PET SERVICE CAM KẾT
– ĐEM LẠI DỊCH VỤ TỐT NHẤT VỚI GIÁ TỐT NHẤT
– ĐỘI NGŨ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
– NHÂN VIÊN ĐẾN TẠI NHÀ
– KHU VỰC HOẠT ĐỘNG KHẮP TP.HCM: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Quận 7,…